THÔNG TIN SƯU TẦM

WHO cảnh báo một ‘sát thủ’ khác trong đại dịch Covid-19


Những người đi làm sớm tại một khu tài chính ở London, Anh. REUTERS


Hãng Reuters ngày 17.5 dẫn nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy làm việc quá nhiều giờ đang giết chết hàng trăm ngàn người hằng năm, với xu hướng ngày càng tồi tệ hơn do đại dịch Covid-19.
Trong nghiên cứu đầu tiên về nguy cơ tử vong liên quan đến làm việc nhiều giờ, các chuyên gia cho biết có đến 745.000 người tử vong vì đột quỵ và bệnh tim liên quan làm việc nhiều giờ trong năm 2016, tăng gần 30% so với năm 2000.
“Làm việc từ 55 giờ/tuần trở lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe”, theo bà Maria Neira, giám đốc bộ phận môi trường, biến đổi khí hậu và sức khỏe của WHO.
Bà Neira nhấn mạnh rằng thông tin trên thể hiện nhu cầu hành động nhiều hơn để bảo vệ người lao động.
Nghiên cứu do WHO thực hiện chung với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy phần lớn các nạn nhân (72%) là nam giới và từ tuổi trung niên trở lên. Phần lớn số ca tử vong là độ tuổi 60-79, và những người này đã làm trên 55 giờ/tuần trong độ tuổi từ 45-74.
Các chuyên gia nhận thấy rằng lao động bị ảnh hưởng nhất là tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương - khu vực bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản và Úc theo phân chia của WHO.

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 194 nước cho thấy làm việc từ 55 giờ/tuần trở lên làm tăng 35% nguy cơ đột quỵ và 17% nguy cơ tử vong liên quan bệnh tim, so với những người chỉ làm việc 35-40 giờ/tuần.
Nghiên cứu dựa trên giai đoạn 2000-2016 nên không bao gồm đại dịch Covid-19, nhưng các quan chức WHO cho biết nguy cơ tử vong do làm việc nhiều giờ đã gia tăng cùng với xu hướng làm việc từ xa và suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch.
Theo WHO, đại dịch làm tăng tốc xu hướng gia tăng giờ làm việc, với ước tính ít nhất 9% làm việc nhiều giờ.
Ngay cả những người tại WHO, trong đó có Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết họ làm việc nhiều giờ hơn trong đại dịch và bà Neira cho biết tổ chức này sẽ tìm cách cải thiện chính sách sau kết quả của nghiên cứu trên.
Theo chuyên gia Frank Pega tại WHO, việc đặt giới hạn số giờ làm việc tối đa cũng đem lại lợi ích cho giới chủ sử dụng lao động vì giúp gia tăng năng suất. “Lựa chọn thông minh là không tăng giờ làm việc kéo dài trong khủng hoảng kinh tế”, theo ông Pega.
Biến chứng "nấm đen" gây thêm tai họa cho Ấn Độ giữa dịch Covid-19

Nguồn: thanhnien.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

 

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com