THÔNG TIN SƯU TẦM

Vượt qua nỗi nghi ngờ vắc xin


Thậm chí số liệu thống kê tại một số quốc gia trên thế giới cho thấy tỉ lệ từ chối không chọn tiêm vắc xin chiếm 20-50%! Tại sao vậy?

Trường ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) mới đây công bố kết quả nghiên cứu qua mạng xã hội Facebook về những nguyên nhân khiến cá nhân do dự không tiêm vắc xin. Kết quả tổng hợp cho thấy 45% số người trả lời nói rằng họ chắc chắn sẽ không tiêm vắc xin vì sợ tác dụng phụ và 40% nói rằng họ muốn chờ xem liệu vắc xin có an toàn hay không. 

Có 29% người không muốn tiêm vắc xin nói rằng họ không tin tưởng vắc xin và 20% nói rằng họ không nghĩ rằng vắc xin có hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây lo lắng chủ yếu là sợ tác dụng phụ của thuốc, lo ngại về thời gian thử nghiệm lâm sàng quá ngắn chưa nghiên cứu rõ tác hại trong tương lai lâu dài... Vì vậy, họ trì hoãn và viện cớ hoặc tạo ra các câu chuyện, tin đồn để giải thích hợp lý cho sự trì hoãn hoặc sợ hãi của họ.

Dạng tin đồn thứ nhất là tiêm vắc xin có nghĩa là tôi tự đưa virus corona vào người. Đây là suy nghĩ sai lầm. Bản thân vắc xin là virus yếu, nó không phải là virus sống nên không thể gây ra Covid-19 sau khi tiêm. Ngược lại lợi ích của tiêm vắc xin tốt hơn nhiều so với việc bị nhiễm.

Dạng tin đồn thứ hai là sau tiêm sẽ có các triệu chứng và tôi sẽ bị cách ly. Tất nhiên bất cứ một loại vắc xin nào (kể cả vắc xin cúm mùa) cũng đều có nguy cơ gây ra các phản ứng phụ dạng nhẹ và an toàn. 

Nhiều người cho rằng dù sao thì mình cũng sống đến thời điểm này, mình vẫn đang an toàn rồi, thôi không dại gì làm một hành động mang đến nguy cơ làm gì. Đây là kiểu suy nghĩ suy diễn, thảm họa hóa vấn đề và chỉ nhìn vào mặt tiêu cực của vấn đề. Với những cá nhân này, cần đưa ra một niềm tin mới hợp lý hơn là: "Tôi đã được tiêm và việc này không dẫn đến kết quả dương tính với COVID-19, tôi sẽ không bị cách ly và sẽ không bị mất việc".

Dạng tin đồn thứ ba là vắc xin không an toàn vì nghiên cứu phát triển nó trong thời gian quá ngắn. Tất nhiên là phát triển vắc xin nhanh nhưng chúng dẫu sao cũng đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về độ an toàn trước khi được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép. 

Chúng ta cần có niềm tin mới rằng: "Vắc xin an toàn và sự phát triển nhanh chóng của vắc xin là kết quả của công nghệ tiên tiến và tâm huyết làm việc của nhiều nhà khoa học chứ không phải là nghiên cứu một cách sơ sài. Tôi sẽ tiêm vắc xin để đảm bảo sự an toàn của tôi và gia đình".

Trong y văn có một loại bệnh đó là chứng sợ tiêm (trypanophobia), là một dạng ám ảnh sợ các thủ thuật y tế liên quan đến tiêm chủng, lấy máu, cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Chứng sợ kim tiêm này thường là ở trẻ nhỏ nhưng đáng buồn là cũng có đến khoảng 7% những người trưởng thành thường tìm mọi cách tránh các hình thức liên quan đến tiêm chủng chỉ vì nỗi sợ hãi này. 

Và trong bối cảnh tiêm chủng là phương cách tốt nhất phòng ngừa dịch bệnh, họ sẽ tạo ra những thông tin, những âm mưu gây sợ hãi để bao biện cho nỗi sợ của mình, để bảo vệ thể diện rằng việc từ chối tiêm hay có định kiến với vắc xin là hợp lý.

Tuy nhiên, hãy nghĩ đến những điều quan trọng đằng sau mỗi quyết định của chúng ta. Nếu không tiêm phòng, chúng ta có nguy cơ cao bị bệnh và lây bệnh cho những người thân. Vì vậy chúng ta sẽ lựa chọn tiêm vắc xin chống lại sự lây lan của virus. 

Chúng ta sẽ lựa chọn tiêm cho bản thân và con cái các loại vắc xin trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời chứ không phải chỉ vắc xin COVID-19.

Nguồn: tuoitre.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com