THÔNG TIN SƯU TẦM

Vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19


Nhóm nghiên cứu do TS. Michael Holick thuộc trường Y ĐH Boston (Mỹ) chủ trì đã có một kết luận “Vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 tới 54%”. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí có bình duyệt là Public Library of Science One, nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 giảm khi lượng vitamin D trong cơ thể tăng lên. Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu máu của hơn 190.000 người Mỹ từ 50 bang Hoa Kỳ và nhận thấy những người thiếu vitamin D có nguy cơ bị dương tính với SARS-CoV-2 cao hơn 54% so với người có đủ vitamin D trong máu. Việc phát hiện “vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 tới 54%”, như đã trình bày ở trên, là một triển vọng cho phòng ngừa Covid-19.

Vitamin D là một trong 4 vitamin tan trong dầu (gồm vitamin A, D, E, K). Vitamin D có tên khoa học là calciferol, được cung cấp từ thực phẩm có hai dạng: vitamin D2 hay ergocalciferol hiện diện trong thực vật (trong nấm men và một số loại nấm) và vitamin D3 hay cholecalciferol có trong động vật (nhiều nhất là dầu gan cá biển sâu). Vitamin D không chỉ là “của trời cho” tìm thấy từ các loài động vật mà còn thấy từ một số loài thực vật. Một số loại nấm, đặc biệt là vi nấm như nấm men (yeast) chứa sẵn hợp chất esgosterol biến thành ergocalciferol tức vitamin D2. Còn đối với con người chúng ta, ở vùng thượng bì của da có chứa hợp chất 7-dehydrocholesterol cũng được xem là tiền vitamin D. Khi có tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời (đặc biệt là UVB có bước sóng 290-325nm) chiếu vào da sẽ biến tiền vitamin D thành cholecalciferol tức vitamin D3. Các nhà khoa học ghi nhận, chỉ cần 10 phút để cho hai tay và khuôn mặt lộ ra dưới nắng mặt trời không cần gắt lắm là đủ cho việc tổng hợp vitamin D với lượng cần thiết cho cả một ngày.

Vai trò chính của vitamin D là tạo xương bằng cách duy trì lượng calci và phospho có sẵn trong cơ thể để hóa xương. Nếu thiếu vitamin D, sẽ thiếu chất khoáng cho xương và răng đưa đến còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, răng của trẻ không phát triển tốt. Ngày nay, người ta còn phát hiện thêm tác dụng mới của vitamin D. Đó là tăng cường hệ miễn dịch, tức giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là biệt hóa bạch cầu thành những tế bào có sức chiến đấu cao tiêu diệt mầm bệnh.


Hệ miễn dịch là một hệ thống rất phức tạp của cơ thể giúp phòng chống lại những chất lạ, đặc biệt là mầm bệnh như vi khuẩn, siêu vi, vi nấm… xâm nhập. Khi một chất lạ vào được trong cơ thể thì hệ miễn dịch nhanh chóng điều quân xem như các chiến sĩ ra ngăn chận và loại trừ chất lạ. Đầu tiên, các “anh lính” của hệ miễn dịch là “thực bào” (macrophage), một loại tế bào bạch cầu, lao đến tấn công “ăn thịt” mầm bệnh, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Các “anh lính” này dồn về đóng quân tại các căn cứ gần quân địch nhất đó là các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn).

Kế tiếp là hoạt động của các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Tế bào lympho sinh ra trong tủy xương. Một số ở lại tủy và phát triển thành tế bào lympho B (tế bào B), số khác đi đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T. Tế bào B phát sinh từ tủy xương và tăng trưởng trong các dịch cơ thể. Các tế bào B có khả năng phân biệt các tế bào của ta (trong cơ thể) và tế bào lạ là mầm bệnh xâm nhập. Các tế bào B sẽ bám lấy chất lạ là mầm bệnh và có phản ứng bằng cách sản xuất thật nhiều chất gọi là kháng thể. Mỗi tế bào lympho B tạo ra một kháng thể cụ thể.

Có 2 loại tế bào lympho T khác nhau: Các tế bào Helper T (tế bào lympho T giúp đỡ) – phối hợp các phản ứng miễn dịch bằng cách kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn; Các tế bào Killer T (tế bào lympho T gây độc tế bào hay tế bào T giết) – như tên gọi, các tế bào T này tấn công các tế bào khác là mầm bệnh, đặc biệt hữu ích trong tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.

Cơ chế nâng cao miễn dịch của Vitamin D đã được chứng minh thông qua việc cải thiện hoạt động của tế bào T giúp đỡ và cả tế bào T giết… Một khi tế bào T được kích hoạt thì tế bào B cũng được kích hoạt. Nghĩa là hầu như kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch.

Bạn cần hiểu rằng nâng cao hệ miễn dịch không chỉ giúp các tế bào miễn dịch chống lại tác nhân gây hại tốt hơn mà còn giúp các tế bào miễn dịch tránh tự đánh chém lẫn nhau (hay còn gọi là bị bệnh “tự miễn”). Vì vậy, vitamin D còn được chứng minh là nòng cốt trong việc kích hoạt tế bào T, loại tế bào liên quan nhiều bệnh lý tự miễn như chàm da hoặc dị ứng như hen suyễn…

Khi cơ thể bị nhiễm SARS-CoV-2, hệ miễn dịch có thể có 2 bất thường: 

  • Thứ nhất, ở bệnh viêm phổi do SARS-CoV-2, hệ miễn dịch lại sinh ra phản ứng viêm quá mạnh để ngăn chặn virus. Thay vì gửi số tế bào bạch cầu vừa đủ thì hệ miễn dịch lại gửi “hàng hà sa số” tế bào bạch cầu, dẫn đến phản ứng viêm không thể kiểm soát, không chỉ ở phổi mà còn gây loạn khắp cơ thể. Ngoài ra, còn kèm theo chất sinh học cytokine phóng thích ồ ạt gây độc gọi là “cơn bão cytokine” do hệ miễn dịch phản ứng “quá mạnh”, gây tỉ lệ tử vong cao ở người “bệnh nặng”.
  • Thứ hai, như trình bày ở trên, có một số ít số bệnh nhân bị Covid-19 trong một cuộc thử nghiệm không được chữa trị nhưng lành bệnh lại có mức kháng thể không đủ để chống lại cuộc tấn công kế tiếp của SARS-CoV-2.

Cả hai bất thường về kháng thể của người bị dịch Covid-19 vừa nêu rất may là ngày nay ngành y đã trị được. Đối với “cơn bão cytokine” do hệ miễn dịch phản ứng “quá mạnh”, gây tỉ lệ tử vong cao ở người “bệnh nặng”, người ta dùng thuốc dexamethasone trị Covid-19 nhờ tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch quá tốt của nó. Nó ức chế miễn dịch làm dịu phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, và chống viêm làm nhẹ đi triệu chứng viêm phổi khi “bệnh nặng”.

Còn bất thường thứ hai, có mức kháng thể không đủ để chống lại cuộc tấn công kế tiếp của SARS-CoV-2, người ta khắc phục bằng cách phát hiện người bị bệnh Covid-19 thật sớm và chữa trị ngay. Như vậy, biện pháp “Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời” là rất cần thiết.

Ngày nay, việc phát hiện “vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc Covid-19 tới 54%”, như đã trình bày ở trên, là một triển vọng cho phòng ngừa Covid-19. Rõ ràng là nếu ta ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất và chịu khó phơi nắng một ít trong ngày là chẳng phải lo thiếu vitamin D. Và nếu đủ vitamin D thì ta phần nào phòng chống bệnh dịch Covid-19 đang gây khủng hoảng toàn thế giới hiện nay.

Nguồn: baotintuc.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com