THÔNG TIN SƯU TẦM

Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết


 

Người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh

i dân đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh

Covid-19 - một loại virus gây viêm phổi nghiêm trọng bắt nguồn từ Trung Quốc đã lan sang nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Anh quốc.

Theo số liệu của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 19/02 cho biết đã có 74.185 ca nhiễm và 2.004 ca tử vong ở Trung Quốc đại lục.

Triệu chứng của bệnh

Thông thường bệnh bắt đầu bằng một cơn sốt, sau đó là ho khan.

Sau một tuần, bệnh có thể dẫn đến khó thở và một số bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Đáng lưu ý, virus corona hiếm khi gây chảy nước mũi hoặc hắt hơi.

Các triệu chứng của virus corona

 

ác triệu chứng của virus corona

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian ủ bệnh - giai đoạn giữa khi bị nhiễm virus và có những triệu chứng rõ rệt - có thể kéo dài tới 14 ngày.

Nhưng một số nhà nghiên cứu khác cho rằng thời kỳ ủ bệnh có thể dài tới 24 ngày.

Đồng thời, các nhà khoa học Trung Quốc cho biết một số người có thể bị nhiễm virus trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện.

Virus corona nguy hiểm chết người thế nào?

Dựa trên dữ liệu của 17.000 bệnh nhân nhiễm virus corona, WHO cho biết:

  • 82% phát triển các triệu chứng nhẹ
  • 15% phát triển các triệu chứng nghiêm trọng
  • 3% bị bệnh nặng

Tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này được đặt tên là Covid-19 này được ghi nhận khá thấp (từ 1% đến 2%). Tuy nhiên, các số liệu này không đáng tin cậy.

Hàng ngàn người đang được điều trị nhưng có nguy cơ tử vong. Vì thế, tỷ lệ người chết vì virus corona có thể cao hơn.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nắm được có bao nhiêu trường hợp bị nhiễm nhẹ mà chưa được báo cáo. Vì thế, tỷ lệ tử vong vì virus corona này cũng có thể thấp hơn.

Để so sánh con số này, cần đặt vào bức tranh chung: khoảng một tỷ người bị cúm mỗi năm, trong đó khoảng 290.000 đến 650.000 người tử vong. Điều này ghi nhận, mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm biến hóa hàng năm.

Virus corona có thể được điều trị hay chữa khỏi?

Hiện tại, việc điều trị dựa trên những điều căn bản như duy cho cơ thể bệnh nhân hoạt động bình thường, bao gồm hỗ trợ việc hô hấp, cho đến khi hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể tự chống lại virus.

Tuy nhiên, việc phát triển vaccine vẫn đang được tiến hành với hy vọng sẽ thử nghiệm thành công trên người trước cuối năm nay.

Các bệnh viện cũng đang thử nghiệm thuốc chống virus để đo lường sức ảnh hưởng của chúng.

Năm điều cần biết về virus corona

Bảo vệ bản thân thế nào?

WHO khuyến nghị:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel rửa tay có thể diệt trừ virus
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi - lý tưởng nhất là dùng khăn giấy - và sau đó rửa tay để ngăn sự lậy lan của virus
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng - nếu tay bạn nhiễm virus có thể khiến virus đi vào trong cơ thể bạn
  • Đừng đến tiếp xúc quá gần với những người có triệu chứng ho, hắt hơi hoặc bị sốt. Họ có thể truyền những giọt nước chưa virus vào trong không khi. Lý tưởng nhất là giữ khoảng cách khoảng 1 mét.

Virus corona lan nhanh như thế nào?

Hàng ngày, các báo cáo ghi nhận thêm hàng ngàn trường hợp nhiễm mới.

Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng quy mô thực sự có thể lớn hơn 10 lần so với con số chính thức.

Số lượng các trường hợp nhiễm virus được cho sẽ tăng gấp đôi từ sau năm đến bảy ngày.

WHO cho biết tuy dịch bệnh bùng phát và được xem là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng vẫn có thể được ngăn chặn.

Nhưng một số chuyên gia, bao gồm cựu giám đốc của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ nói rằng, nó có thể trở thành một đại dịch - một dịch bệnh toàn cầu.

Cảm lạnh và cúm có xu hướng lây lan nhanh nhất vào mùa đông, hy vọng việc chuyển mùa có thể giúp ngăn chặn sự bùng phát.

Việc nghỉ học cũng có thể giúp làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, một chủng virus corona khác - Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) - đã hoành hành vào mùa hè ở Ả Rập Saudi. Vì thế, cũng không có gì đảm bảo thời tiết ấm hơn sẽ ngăn được sự bùng phát.

Dịch khởi phát ra sao?

Virus này không thực sự "mới" - nó chỉ mới đối với cơ thể con người, được lây nhiễm từ loài này sang loài khác.

Những ca nhiễm đầu tiên được cho là có liên quan đến Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, Trung Quốc, ở Vũ Hán.

Ở Trung Quốc, người dân thường tiếp xúc khá gần gũi với những động vật mang virus. Chưa kể, với mật độ dân số dày đặc như Trung Quốc, căn bệnh này lại càng dễ dàng lây lan hơn.

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Sars), cũng do một loại virus corona gây ra, được xác định bắt nguồn từ loài dơi. Sau đó lây nhiễm cho cầy hương rồi truyền sang người.

Dịch Sar, bắt đầu ở Trung Quốc năm 2002, đã giết chết 774 trong số 8.098 người mắc bệnh.

ời dân

đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh

Virus hiện tại - một trong bảy loại virus corona - dường như không biến đổi gì cho đến nay. Các nhà khoa học vẫn tiến hành theo dõi sát sao dù virus corona này có vẻ ổn định.

 

Nguồn: bbc.com

Sưu tầm: Xuân Vân - P. HCNS

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com