THÔNG TIN SƯU TẦM

Thế giới mong ngóng Vắc xin phòng COVID – 19, chuyên gia lý giải về tác dụng và cơ chế của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh


Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người tử vong vì các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin . Nhiều dịch bệnh đã được phòng ngừa hiệu quả nhờ có Vắc xin. Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, mỗi năm vắc xin giúp ngăn ngừa 3 triệu ca tử vong và giúp hàng trăm ngàn người thoát khỏi nguy cơ tàn tật vĩnh viễn vì di chứng của các bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID – 19 xuất hiện mới đây vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu. Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước châu Âu, châu Mỹ…. Đến chiều ngày 30/7, thế giới đã có 17.187.414 người mắc, 670,202 người tử vong. Ngay ở nước ta, sau gần 100 ngày không xuất hiện ca mắc 

COVID – 19 trong cộng đồng, đến nay cũng đã ghi nhận nhiều ca ở các tỉnh thành Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM và Đắc Lắk.
 

Thế giới vẫn mong ngóng Vắc xin phòng COVID - 19. Ảnh: Reuters

Hiện giờ, cả thế giới mong ngóng Vắc xin phòng COVID – 19 vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Và các biện pháp phòng bệnh rất khó khăn, phải phong tỏa, giãn cách xã hội, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Đã có những nước thực hiện miễn dịch cộng đồng nhưng lại gây thiệt hại rất lớn vì số mắc, tử vong cao và phải quay lại giải pháp phong tỏa.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (Bộ Y tế), một bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phương pháp phòng bệnh tối ưu thì không gì bằng vắc xin. Và thực tế trong lịch sử vắc xin đã cứu sống rất nhiều người vượt qua các bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, bại liệt… Nhiều người bệnh nếu không được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh sẽ dễ mắc bệnh, để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Vắc xin điều trị đặc hiệu COVID – 19 hiện rất nhiều nước tham gia sản xuất, đặc biệt những nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nga… Việt Nam cũng tham gia. Để làm ra một vắc xin rất phức tạp. Theo đó, các nhà khoa học phải tiến hành nuôi cấy, phân lập được virus, thử nghiệm trên động vật và sau khi đạt an toàn trên động vật thí nghiệm mới đưa ra thử nghiệm lâm sàng. Việc thử nghiệm lâm sàng cũng có rất nhiều bước.

Độ an toàn và tính hiệu quả là hai yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định một vắc xin có được áp dụng rộng rãi trên người hay không. Nhưng tìm ra vắc xin điều trị COVD – 19 vẫn còn là cuộc đua của các nước, chúng ta vẫn chờ đợi.

Về cơ chế của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh, theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin là chế phẩm có chứa kháng nguyên (có thể là các vi rút hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, hay bị bất hoạt, giết chết) dùng để kích thích cơ thể tạo miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Vắc xin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch "bắt chước" giống nhiễm trùng tự nhiên.

Khi đưa vào cơ thể vắc xin sẽ nhận diện nó như là "vật lạ", kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình tạo kháng thể thường mất khoảng vài tuần, có thể gây nên một số triệu chứng nhẹ như sốt. Nhưng đây là biểu hiện bình thường và được coi như là dấu hiệu đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Sau khi quá trình nhiễm trùng "bắt chước" này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh khi gặp lại các tác nhân gây bệnh trong những lần sau giúp cơ thể chủ động chống lại tác nhân gây bệnh khi bị phơi nhiễm.

Nguồn: ncov.moh.gov.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com