Không chỉ phòng ngừa COVID-19, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn còn là cách hữu hiệu để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm khác.
Tuy nhiên, đối với những người có tình trạng da khô, da nhạy cảm hoặc da có bệnh lý, chẳng hạn như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến, rửa tay nhiều có thể dẫn đến tổn thương da và gây đau tay. Ngay cả đối với những người có làn da khỏe mạnh, việc sử dụng quá nhiều xà phòng và dung dịch sát khuẩn để khử trùng tay có thể khiến da bị khô và nứt nẻ.
Hậu quả của việc bàn tay tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa là sẽ mất đi lớp dầu giữ ẩm trên da khiến cho da khô, nứt nẻ và dễ kích ứng, dễ thúc đẩy các bệnh lý viêm da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm... và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, xà phòng có thể phát sinh viêm da kích thích, biểu hiện là da khô, bong tróc, ngứa, đặc biệt là ở các kẽ ngón tay và trên đốt ngón tay.
Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khiến da tay bị khô.
Những người có sẵn bệnh lý da mạn tính có nhiều nguy cơ bị tổn thương da. Với những bệnh nhân này, có thể làm giảm tác động không mong muốn của việc rửa tay bằng cách thoa kem dưỡng ẩm có chứa thành phần kháng khuẩn, ví dụ, chlorhexidine hoặc benzalkonium clorua. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng các kem hoặc chất khử trùng tay có chứa các thành phần diệt khuẩn chlorhexidine hoặc benzalkonium clorua có hiệu quả thấp hơn các loại gel sát khuẩn tay chứa cồn (gel rửa tay khô) trong việc diệt trừ coronavirus. Do đó việc cần làm là cân nhắc giữa hai điều kiện này, sao cho phù hợp với từng cá nhân.
Bên cạnh việc dưỡng ẩm, điều không kém phần quan trọng là phải lau khô tay. Điều này rất quan trọng vì hai lý do: Thứ nhất, vi khuẩn lây truyền dễ dàng hơn giữa hai bàn tay ướt; Thứ hai, bản thân nước có tác dụng làm khô da khi nó bay hơi, gây giảm dầu tự nhiên của da do đó làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.
Tóm lại, mọi người nên cân nhắc một trong hai lựa chọn sau:
Rửa bằng xà phòng hoặc với kem sát khuẩn, sau đó dưỡng ẩm.
Sử dụng gel rửa tay khô chứa cồn và sau đó dưỡng ẩm. Nhưng lưu ý, giữ ẩm đồng thời có thể làm giảm mất tính chất chống vi khuẩn của gel sát khuẩn.
Những lời khuyên sau đây giúp giảm thiểu tác động của việc rửa tay đối với làn da đã bị tổn thương:
Nên bôi kem dưỡng ẩm, hoặc chất làm mềm da liên tục trong suốt cả ngày, và bất cứ khi nào da cảm thấy khô. Sử dụng chất làm mềm sau khi rửa tay. Có thể bôi chất làm mềm lên tay qua đêm với đeo găng tay cotton. Khi rửa bát, khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa hoặc gội đầu nên bảo vệ tay bằng cách đeo găng tay cao su. Người có da khỏe mạnh, hàng ngày cũng nên dùng kem dưỡng da thông thường để tránh bị khô da.
Nguồn:suckhoedoisong.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...
Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16
Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...
TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...
Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...
Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...
Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...
Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...
Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...