THÔNG TIN SƯU TẦM

Phải chặn mối nguy tiềm ẩn: F0 'lang thang' chưa rõ lây nhiễm từ đâu


Người dân nhận hàng từ bên ngoài phải giữ khoảng cách trên 2m tại hẻm 477 Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: NHẬT THỊNH

 

Trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 gần đây, các ngành chức năng của TP.HCM đều có chung nhận định "các chuỗi lây nhiễm đã từng bước được khống chế". Tuy vậy, vẫn còn có những ca chưa rõ nguồn gốc được phát hiện trong cộng đồng.

Liên tục có ca "chưa rõ nguồn lây"

Những ngày gần đây, số ca nhiễm chưa rõ nguồn lây được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật liên tục. Các ca này phân bố rải rác từ Hóc Môn, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình, TP Thủ Đức... với đặc điểm chung được phát hiện qua xét nghiệm diện rộng hoặc vào bệnh viện khám sàng lọc khi có triệu chứng. 

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế, có ít nhất 38 ca nhiễm COVID-19 chưa xác định được nguồn lây, trong đó có 8 ca được phát hiện nhờ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát diện rộng trong cộng đồng, 30 ca còn lại được phát hiện ở các bệnh viện khi người bệnh đến khám sàng lọc.
Liên quan một trường hợp nghi nhiễm làm việc tại Công ty PouYuen (Q.Bình Tân), HCDC truy vết xác định đây là một chuỗi chưa rõ nguồn lây nhưng hiện đã lây cho 8 người. Chuỗi lây nhiễm này khởi đầu từ một cư dân ở chung cư Ehome 3 (P.An Lạc, Q.Bình Tân) được xác định dương tính từ ngày 6-6. 

Quá trình truy vết, cơ quan y tế phát hiện thêm một ca nhiễm khác ở cùng tòa nhà và sau khi lấy mẫu xét nghiệm thì phát hiện thêm 5 ca khác. 

Ca nghi nhiễm làm việc tại Công ty PouYuen vừa được phát hiện là vợ của 1 trong 5 ca nhiễm nêu trên. Như vậy, nếu tính cả ca nghi nhiễm chưa được Bộ Y tế công bố, chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn này đã phát triển sang chu kỳ thứ 3 (F3).

HCDC cho biết trong số 39 ca nhiễm COVID-19 tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố ngày 9-6, có 2 ca chưa xác định nguồn lây đang được điều tra dịch tễ. Trước đó một ngày (8-6), HCDC cũng cho biết có 8 ca chưa rõ nguồn lây tại các quận 11, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Phú và TP Thủ Đức. 

Trong số này có các ca là F1 của các ca bệnh còn chưa xác định được nguồn lây. Đơn cử ca bệnh tại phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức (BN9016) trước đó có tiếp xúc gần với hai ca bệnh khác (BN8126 và BN8127), mà bản thân 2 ca này đang được cơ quan chức năng tích cực truy tìm nguồn lây.

Đánh giá về nguy cơ của việc xuất hiện các ca F0 "lang thang" này, ngành y tế TP.HCM cho rằng đang trong giai đoạn giãn cách xã hội nên "nguy cơ tiếp xúc thấp, không phát tán rộng, chỉ lây lan đến 1, 2 thành viên trong gia đình". 

Về nguồn gốc, có thể dịch bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng từ trước trong dịp nghỉ lễ và có thể người dân đã tiếp xúc với ca bệnh hoặc đi qua các địa điểm có ổ dịch trong cả nước.


Xét nghiệm mẫu tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

 

Quyết liệt nhiều giải pháp

Ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đến nay TP ghi nhận có 22 cơ sở y tế có người nhiễm COVID-19 từng đến khám chữa bệnh. 

Trong đó có 13 cơ sở chủ động phát hiện và cách ly xét nghiệm kịp thời, 9 bệnh viện hoàn toàn bị động. Hậu quả của việc bị động này là có 2 bệnh viện có nhân viên y tế mắc COVID-19, bệnh viện cũng buộc phải phong tỏa và ngưng hoạt động.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết việc tồn tại nhiều F0 chưa rõ nguồn lây trong cộng đồng là điều rất nguy hiểm. "Nếu không được phát hiện ngăn chặn kịp thời, những F0 mất dấu này vẫn tồn tại lang thang ngoài cộng đồng và đẩy mức độ lây lan dịch bệnh ngày càng rộng. 

Nếu cắt được F0 đồng nghĩa với việc cắt được nguồn lây và từ đó ngăn chặn được chuỗi lây nhiễm bệnh" - bác sĩ Hùng nói. 

Lấy ví dụ về chuỗi lây nhiễm ở nhóm truyền giáo Phục Hưng, bác sĩ Hùng khẳng định "ngành y tế đã đi sau một bước". Điều này kéo theo việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả mang lại không được triệt để như mong muốn.

Để kiểm soát các ca F0 "lang thang", theo bác sĩ Hùng, có rất nhiều giải pháp, trong đó giãn cách xã hội đang là một giải pháp hiệu quả nhất, gần như ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh, nếu mọi người dân đều ý thức tuân thủ nghiêm túc. 

Bởi khi giãn cách xã hội thì dù một người có bị bệnh thực sự, nếu tuân thủ cách ly trong gia đình, không tiếp xúc ai sẽ không có khả năng lây bệnh. Ngoài ra, theo bác sĩ Hùng, cần phải đẩy thật nhanh quá trình xét nghiệm diện rộng để "bắt" các ca F0 "lang thang". 

"Nếu xét nghiệm đại trà với tốc độ cao trên diện rộng sẽ lòi ra các ca F0 không có triệu chứng. Việc này nếu đủ nguồn lực có thể làm xoay vòng 3 ngày/lần và làm trong 3 lần liên tục sẽ gom hết được các ca F0 trong cộng đồng" - ông Hùng phân tích.

Một vấn đề "khả thi nhất", theo bác sĩ Hùng, là triển khai test nhanh. Việc này mọi người dân có thể tự test được và khi "có vấn đề" sẽ gọi điện thoại cho HCDC để được hướng dẫn làm thêm xét nghiệm khẳng định. 

Áp dụng test nhanh đồng thời cũng sẽ giúp sàng lọc được ca bệnh ở trên diện rộng, nhanh và nhiều lần. Tuy vậy, theo bác sĩ Hùng, test nhanh hiện nay không được triển khai đại trà bởi chi phí khá cao.

Khi có triệu chứng, không tự ý mua thuốc uống tại nhà

Liên quan đến ca nhiễm COVID-19 tử vong trên đường chuyển viện, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân khi có bất kỳ triệu chứng sốt, đau họng, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác không được tự ý mua thuốc uống mà phải đến ngay các bệnh viện đa khoa quận, huyện hoặc các bệnh viện gần nhất để khai báo y tế, khám tầm soát và làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Chỉ an toàn khi rõ hết nguồn lây

"Điều này nằm trong dự đoán của chúng tôi. Tiếp tục truy vết sau khi xác định F0, F1 thì phát hiện những vòng lây sau.

Giai đoạn này phải đẩy nhanh tốc độ, đi trước một bước thì mới kiểm soát được dịch bệnh" - ông Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), nói.


Quận Gò Vấp (TP.HCM) đã thực hiện xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng vì là một trong những khu vực có nguy cơ cao - Ảnh: NHẬT THỊNH

 

Mấu chốt là truy vết nhanh

ThS Đinh Thị Hải Yến - trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe HCDC - cho hay khi phát hiện chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhóm truyền giáo, ngành y tế đã phát hiện ra các trường hợp lây nhiễm từ chu kỳ thứ 3.

Trong quá trình truy đuổi đã phát hiện thêm các trường hợp thuộc chu kỳ lây nhiễm thứ 4, thậm chí là thứ 5, của virus. Bài toán được đặt ra là phải tìm cách bắt kịp tốc độ lây của virus và chặn kịp những vòng lây nhiễm tiếp theo.

"Trong cuộc đua chặn đứng các vòng lây nhiễm, chìa khóa mấu chốt là phải nhanh chóng truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần F1, F2 để cách ly, làm xét nghiệm nhanh chóng để có bằng chứng truy vết tiếp tục" - bác sĩ Yến lưu ý.

Tuy nhiên, bác sĩ Yến cho biết trên thực tế điều này gặp một số khó khăn khi các F0 khai báo chưa đầy đủ dẫn đến để sót các F1.

Từ đó không thể truy vết kịp các F2, trong khi F2 đã có thể lây tiếp cho người tiếp xúc với mình tạo thành chu kỳ lây nhiễm thứ 3 và cứ thế tiếp tục. Các trường hợp lây nhiễm được phát hiện ở chu kỳ lây nhiễm thứ 4, thứ 5 chủ yếu là các tiếp xúc tại nơi làm việc, nơi cư trú.


Bệnh viện quận Bình Thạnh (TP.HCM) triển khai đo thân nhiệt và khai báo y tế kỹ lưỡng sau khi có ca COVID-19 từng đến đây khám - Ảnh: DUYÊN PHAN

 

Đã xác định chu kỳ lây nhiễm thứ 5

Tính đến hôm qua, TP.HCM ghi nhận có 3 trường hợp lây nhiễm đến chu kỳ thứ 5 liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được Bộ Y tế công bố.

Trường hợp đầu tiên được HCDC thông báo vào sáng 8-6, người này được cách ly từ trước. Hai trường hợp còn lại là chồng và con của nữ sản phụ (cư trú tại Q.Tân Phú) từng đến khám bệnh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Cụ thể: bệnh nhân 6770 là F1 thuộc nhóm truyền giáo Phục Hưng, lây cho đồng nghiệp trong tòa nhà ở Q.1 là bệnh nhân 6907. Bệnh nhân này lây tiếp cho em gái là bệnh nhân 6781. Em gái lây cho đồng nghiệp trong ngân hàng ở Q.7, tức thai phụ ngụ Q.Tân Phú (bệnh nhân 6445). Chồng và con thai phụ sau đó cũng ghi nhận mắc COVID-19.

Một chuyên gia về chuyên khoa nhiễm - thần kinh tại TP.HCM cho biết người bệnh được xếp vào chu kỳ lây nhiễm thứ 4, thứ 5 thì được xem là F4, F5 và lúc này thời gian virus "hiện diện" trong cộng đồng đã đủ lâu.

Theo vị này, trước tốc độ lây lan nhanh của biến chủng virus mà phát hiện không kịp thời các ca nhiễm trong cộng đồng sẽ kéo theo các chu kỳ lây nhiễm tiếp theo. Dịch chỉ được khống chế khi các ca mắc COVID-19 tại TP đều xác định được nguồn lây.

"Nếu tất cả ca mắc COVID-19 được phát hiện trong khu cách ly, khu vực phong tỏa thì mới an toàn. Nếu vẫn còn ca ở cộng đồng chưa rõ nguồn lây thì chưa an toàn, vì chỉ một ca không rõ nguồn lây vẫn có thể đã lây cho nhiều người ở cộng đồng rồi" - vị này chia sẻ.

Chuỗi lây nhiễm nhóm truyền giáo Phục Hưng là chuỗi lây lớn nhất từ trước tới nay với hơn 400 bệnh nhân. Từ chuỗi lây này đến nay đã chia ra nhiều "nhánh nhỏ" liên quan đến bệnh viện, công ty, hàng quán..., đặc biệt xuất hiện chu kỳ (vòng) lây thứ 3, 4 và thứ 5.

 

Nguồn: tuoitre.vn

Sưu tầm: Kiều My - Marketing

 

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com