Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, dung dịch rửa tay sát khuẩn, gel rửa tay khô... là những mặt hàng nhiều người tìm mua. Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia y tế đều khẳng định rửa tay bằng xà phòng giúp phòng chống virus corona tốt hơn nhiều.
Nước rửa tay khô, còn gọi là gel rửa tay nhanh, hay dung dịch rửa tay khô y tế, là một loại cồn sền sệt, được sử dụng để vệ sinh bàn tay nhưng không cần dùng với nước, công dụng là tiêu diệt vi khuẩn.
Trước đây, các loại dung dịch sát khuẩn tay nhanh như nước rửa tay Asirub chỉ được đóng trong can lớn và sử dụng trong bệnh viện, phòng y tế... Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các dung dịch rửa tay khô y tế chỉ hoạt động tốt trong môi trường đặc thù như bệnh viện - nơi mà tay có thể tiếp xúc với vi trùng nhưng không dính đất cát hay dầu mỡ.
Tuy nhiên, do sự bùng phát nhiều loại dịch bệnh, các nhà sản xuất đã tung ra thị trường sản phẩm rửa tay khô trong chai nhỏ để tiện cho người sử dụng. Mặt hàng này thích hợp với nhân viên văn phòng hay người đi du lịch.
Mặc dù gel rửa tay khô có ưu điểm tiện lợi, có thể dùng tại chỗ mà không cần nước... nhưng các bác sĩ khuyên không nên lạm dụng thường xuyên. Bởi nước rửa tay khô cũng kèm theo tác dụng phụ và không thể diệt sạch được hết vi khuẩn. Do vậy, người tiêu dùng nên hạn chế dùng sản phẩm này, chỉ sử dụng trong điều kiện không có nước sạch để rửa tay với xà phòng thông thường.
Theo số liệu từ WHO và UNICEF, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Những căn bệnh này đều có thể phòng chống được nếu trẻ có thói quen vệ sinh tốt, nhất là rửa tay thường xuyên.
Làm sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc gel, dung dịch rửa tay khô là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến vi khuẩn và virus, trong đó có Covid-19.
Chia sẻ về vấn đề này, các bác sĩ cho biết hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm gel rửa tay khô kém chất lượng nhưng được quảng cáo là có thể diệt được virus corona, diệt khuẩn tuyệt đối. Việc sử dụng những dung dịch sát khuẩn không rõ nguồn gốc, không được kiểm định về độ an toàn sẽ tiềm ẩn nguy cơ lớn. Vì vậy nếu không lựa chọn đúng sản phẩm uy tín, người dùng chẳng những không bảo vệ tốt bản thân, mà còn rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang", hay nguy hiểm hơn là chủ quan trong việc phòng chống virus đúng theo khuyến cáo.
Đặc biệt, tránh dùng nước rửa tay khô cho trẻ em vì làn da của các bé rất mỏng manh, dễ bị kích ứng với hóa chất. Những sản phẩm này sẽ phá vỡ cân bằng vi sinh trên da, thậm chí còn gây kích ứng, khô rát, mẩn đỏ, bong tróc và làm hỏng da tay, nhất là đối với làn da trẻ em.
Một số loại gel rửa tay diệt khuẩn được quảng cáo chiết xuất thiên nhiên, nhưng thực ra vẫn chứa các loại hóa chất khác. Trong khi đó trẻ thường có thói quen đưa tay lên miệng, ngoáy mũi, dụi mắt... không thích hợp để dùng nước rửa tay khô.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hướng dẫn công thức pha chế dung dịch rửa tay khô y tế theo tỷ lệ nhất định với một số thành phần, bao gồm ethanol, glycerol, hydrogen peroxide (H2O2) và nước cất. Tuy nhiên, WHO không ủng hộ việc pha chế tại nhà nếu làm hơn 50 lít, hoặc các cơ sản sản xuất thiếu trang thiết bị chuyên dụng. Chất lượng của dung dịch sát khuẩn tự chế sẽ khó kiểm soát vì không đảm bảo được điều kiện vệ sinh và nồng độ cồn trong thành phẩm cuối cùng.
Các bác sĩ chia sẻ thêm, gel rửa tay tuy dễ pha chế nhưng nếu không đảm bảo tỷ lệ thành phần có thể gây:
Vì tốc độ lây lan nhanh của virus, mọi người đã nâng cao ý thức phòng bệnh, cụ thể là rửa tay thường xuyên. Nhưng vẫn cần ghi nhớ rửa tay với xà phòng và nước sạch trong 20 giây là lựa chọn ưu tiên, trong trường hợp không có sẵn thì nước rửa tay nhanh (gel rửa tay khô) được khuyến khích như biện pháp thay thế.
Nhiều thí nghiệm cho thấy rửa tay bằng nước và xà phòng có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, kìm khuẩn, không cho vi khuẩn phát triển thêm. Mặc dù công dụng diệt khuẩn thấp hơn cồn mạnh, song việc kết hợp rửa tay dưới vòi nước chảy cũng là cách làm trôi rất nhiều vi khuẩn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng cách rửa tay truyền thống này có thể giảm đến 60% vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh cúm và hô hấp hiệu quả.
Trong hoạt động hàng ngày (như khi chế biến thực phẩm, chơi thể thao, làm vườn, picnic, câu cá...), bàn tay có thể trở nên nhờn hoặc dính bẩn. Lúc này xà phòng là cách làm sạch hiệu quả, nước sạch sẽ gột sạch dầu mỡ và bụi bẩn, xà phòng rửa trôi và mang đi phần lớn vi khuẩn.
Sau chạm tay vào nắm cửa, tay vịn cầu thang, bấm nút thang máy..., dù nhìn bằng mắt thường bàn tay không lấm bẩn, song thực tế vẫn có rất nhiều vi khuẩn. Do đó, nên thường xuyên rửa tay dưới vòi nước và xà phòng để giữ sạch sẽ và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Mọi người nên duy trì thói quen rửa tay với xà phòng và nước sạch thường xuyên để phòng Covid-19, đồng thời giảm 35 - 47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn...
Rửa tay bằng xà phòng là giải pháp tiết kiệm và dễ thực hiện, vì vậy cần được duy trì như một thói quen. Nếu không có điều kiện rửa tay dưới vòi nước và xà phòng, có thể dùng gel hoặc dung dịch rửa tay khô tối thiểu 60% độ cồn thay thế. Chú ý lựa chọn thương hiệu dung dịch rửa tay khô uy tín và tránh lạm dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...
Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16
Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...
TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...
Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...
Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...
Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...
Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...
Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...