THÔNG TIN SƯU TẦM

Nghiên cứu về khả năng lây truyền COVID-19 từ mẹ sang con


Nghiên cứu về khả năng lây truyền COVID-19 từ mẹ sang con. Ảnh minh họa: AP

Các nhà nghiên cứu do chuyên gia Viện Y học quốc gia Mỹ Roberto Romero đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu 31 phụ nữ nhiễm virus SARS-CoV-2 đang mang thai trong thời gian từ tháng 3-4 vừa qua, và phát hiện nhiều dấu vết của virus trong một số mẫu máu lấy từ dây rốn, nhau thai và một trường hợp trong sữa mẹ. Nhưng các xét nghiệm này chỉ phát hiện nhiều vật liệu di truyền, không đồng nghĩa rằng virus có thể lây nhiễm.

Trong một trường hợp, có bằng chứng rõ ràng cho thấy trẻ sơ sinh nhiễm virus khi sinh vì các dấu hiệu của virus được tìm thấy trong máu ở dây rốn và nhau thai. Trong một trường hợp khác, một trẻ sơ sinh đã có một số kháng thể chống virus SARS-CoV-2, vốn không thể truyền qua nhau thai, vì vậy không thể được truyền từ người mẹ. Một báo cáo từ Pháp thậm chí đưa ra bằng mạnh hơn về trường hợp nhiễm từ trong dạ con, và trẻ sơ sinh này rất yếu khi sinh ra.

Nghiên cứu tại Italy đã đưa ra một lý do giải thích tại sao bào thai không thường xuyên nhiễm virus: các tế bào trong nhau thai hiếm khi tạo ra hai công cụ mà virus SARS-CoV-2 thường dùng để xâm nhập. Các nhà khoa học phát hiện rằng nhau thai không đủ thông tin cần thiết để tạo protein gọi là kích thích tố tăng huyết áp enzym 2 (ACE2), được tìm thấy trong cơ thể người trưởng thành. Virus SARS-CoV-2 được cho là xâm nhập cơ thể người qua không khí, sau đó tấn công các cơ quan có mức tiếp nhận ACE2 cao, gồm phổi, mạch máu, thận và hệ thống tiêu hóa. Vật liệu di truyền của nhau thai cũng thiếu các thông tin để tạo một enzyme mang tên TMPRSS2, mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập tế bào. Chuyên gia Viện Y học quốc gia Mỹ Roberto Romero, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Các phân tử cần để tạo ra các tế bào có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 hiếm khi xuất hiện trong nhau thai".

Nhau thai đóng một vai trò ngăn các tế bào có hại truyền từ mẹ sang thai nhi, nhưng một số mầm bệnh như virus Zika thường xuyên vượt qua hàng rào này.

Để kiểm tra chéo phương pháp luận của mình, nhóm nghiên cứu sau đó đã kiểm tra liệu các thông tin di truyền được sử dụng để tạo các tế bào tiếp nhận mà virus Zika và cytomegalovirus tấn công có hiện diện hay không, và phát hiện rằng chúng có rất nhiều trong nhau thai. Ông Romero nhấn mạnh: "Đây là một cách để đảm bảo rằng các thực nghiệm mà chúng tôi đang làm rất hữu ích".

Khả năng "truyền thẳng" của virus SARS-CoV-2 từ mẹ sang con là chủ đề quan tâm lớn kể từ khi bùng phát dịch.

Nguồn: baotintuc.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com