THÔNG TIN SƯU TẦM

Mối nguy khi bệnh nhân tim mạch mắc Covid-19


Bệnh tim mạch dễ gây biến chứng tại tim, não, thận với nhiều mức độ khác nhau, nếu nhiễm nCoV càng khó chống đỡ, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh tim mạch bao gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...), bệnh mạch não (xuất huyết não, nhồi máu não...), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh tim do thấp khớp, bệnh tim bẩm sinh và suy tim. Các bệnh lý này ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh, tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và cả xã hội.

Trong đó, bệnh mạch vành làm tăng ba lần nguy cơ mất khả năng lao động và 4 lần nguy cơ trầm cảm. Tỷ lệ tử vong do suy tim sau 5 năm cao hơn nhiều so với các bệnh ung thư máu, đại trực tràng và ung thư hạch.

Bác sĩ Hà Thị Vân Anh, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tới 31% số ca tử vong liên quan đến nhóm bệnh này. Trung bình, cứ 4 người lớn tại Việt Nam có ít nhất một đến hai người nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nhóm dễ mắc bệnh tim mạch là người tuổi cao, người sử dụng thuốc lá và lạm dụng rượu. Người có chế độ ăn nhiều muối và giàu cholesterol, ít trái cây và rau xanh, ít vận động. Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến xuất hiện các biến chứng với nhiều mức độ khác nhau.

Biến chứng tại tim bao gồm suy tim, cơn hen tim, phù phổi cấp, các rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim. Biến chứng tại não gây xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Biến chứng tại thận biểu hiện bằng tổn thương thận, suy thận. Một số biến chứng khác tại mắt làm giảm thị lực, rối loạn thị lực; hay biến chứng mạch máu ngoại biên gây xơ vữa, hẹp lòng mạch biểu hiện bằng đau ngực (do phình tách động mạch chủ ngực) hoặc cơn đau cách hồi (do hẹp động mạch chi dưới).

Đặc biệt, bệnh nhân tim mạch khi nhiễm nCoV dễ trở nặng và có nguy cơ tử vong cao hơn. Khi ấy virus xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương trực tiếp ở phổi, làm rối loạn quá trình trao đổi oxy tại các phế nang. Nồng độ oxy trong máu giảm, cộng thêm tác động gây viêm khiến tim đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho các cơ quan chính trong cơ thể. Sốt cao kéo dài khiến cơ thể bị mất nước và điện giải, gây ra rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp.

Ngoài ra, một số phân tích cho rằng do tác động gây viêm của nCoV có thể phá vỡ các mảng xơ vữa động mạch (động mạch vành hoặc động mạch não), dẫn đến hội chứng mạch vành cấp hoặc nhồi máu não.

Do đó, bệnh nhân bị bệnh tim mạch cần ý thức mình thuộc nhóm nguy cơ rất cao, dễ biến chứng nặng nếu không may nhiễm nCoV. Người bệnh tự giác phòng ngừa và tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.


Đội ngũ Y bác sĩ đang dồn lực cứu chữa bệnh nhân nhiễm Covid-19, nhất là những ca có bệnh nền nặng như thận, suy tim, tăng huyết áp. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ khuyến cáo, người mắc bệnh tim mạch nên tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc người có triệu chứng ho, sốt. Tránh tụ tập đông người, nên giữ khoảng cách ít nhất hai mét với người khác tại nơi công cộng, đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Che mũi, miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn phù hợp với khả năng. Tăng cường các hoạt động giải trí khác như nghe nhạc, đọc sách và giữ tinh thần lạc quan.

Duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để giúp hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh. Ngũ cốc nguyên hạt cũng là lựa chọn tốt giúp giảm bớt lo lắng. Hạn chế bánh ngọt và các thực phẩm nhiều đường, giảm tối thiểu lượng rượu tiêu thụ, ngừng hút thuốc lá. Sử dụng thuốc đều đặn theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi có biểu hiện sốt (nhiệt độ từ 37,8 độ C trở lên), ho hoặc đau ngực, cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc qua đường dây nóng với y tế địa phương để được tư vấn, không cần đến ngay bệnh viện. Nếu biểu hiện nặng như khó thở nhiều, đau ngực, vã mồ hôi... gọi cấp cứu để được vận chuyển đến đơn vị y tế gần nhất.

Nguồn: vnexpress.net
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com