THÔNG TIN SƯU TẦM

Lý do thế giới tìm đến Ấn Độ để sản xuất vaccine


Nhiều công ty Ấn Độ đã bắt tay vào việc sản xuất vaccine COVID-19. Ảnh: bbc.com

Trong hơn 3 thập niên qua, cộng đồng quốc tế đã ghi nhận nhiều chương trình phối hợp phát triển vaccine của Ấn Độ và Mỹ. Hai quốc gia này đã bắt tay vào việc tạo vaccine nhằm 'cản đường' của sốt xuất huyết dengue, bệnh cúm và lao phổi.

Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất thuốc gốc và vaccine lớn nhất trên thế giới. Tại Ấn Độ, có nhiều nhà sản xuất vaccine lớn với các sản phẩm chống sởi, rubella, quai bị, bại liệt, viêm màng não…

Hiện tại, nhiều công ty Ấn Độ đã khởi động nghiên cứu vaccine ngừa virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Một trong số đó là Viện Serum Ấn Độ - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Đơn vị 53 năm tuổi đời này sản xuất 1,5 tỉ liều vaccine mỗi năm với 2 cơ sở sản xuất chính đặt tại thành phố Pune. Viện Serum Ấn Độ còn vận hành 2 nhà máy sản xuất vaccine nhỏ tại Hà Lan và CH Séc.

Có tổng cộng 7.000 nhân lực đang làm việc cho Viện Serum Ấn Độ nhằm cung cấp vaccine cho 165 quốc gia. 80% vaccine Viện Serum Ấn Độ sản xuất được xuất khẩu với giá thành được coi là rẻ nhất trên thế giới.

Viện Serum Ấn Độ đã hợp tác cùng công ty công nghệ sinh học Mỹ để phát triển vaccine sống giảm độc lực được hình thành từ việc giảm tính độc hại của mầm bệnh nhưng vẫn giữ chúng tồn tại để cơ thể người có thể hình thành miễn dịch.

Lãnh đạo của Viện Serum Ấn Độ - ông Adar Poonawalla cho biết sẽ thử nghiệm vaccine COVID-19 sống giảm độc lực trên động vật từ tháng 4 và đến tháng 9 có thể thử nghiệm trên cơ thể người.

Viện Serum Ấn Độ cũng trở thành đối tác của Đại học Oxford (Anh) trong sản xuất vaccine. Thử nghiệm vaccine COVID-19 trên người đã được Đại học Oxford thực hiện vào ngày 23/4. Nếu kết quả khả quan, các nhà khoa học hy vọng đến tháng 9 tới có thể sản xuất ít nhất 1 triệu liều.

Giáo sư Adrian Hill tại Viện nghiên cứu vaccine Jenner (Anh) đánh giá: 'Thế giới cần hàng trăm triệu liều vaccine, lý tưởng nhất là đến cuối năm nay, để kết thúc dịch bệnh này'.

Điều này khiến những nhà sản xuất vaccine Ấn Độ chuẩn bị từ trước. Riêng Viện Serum Ấn Độ đã bổ sung năng lực sản xuất 400-500 triệu liều.

Nhà khoa học Soumya Swaminathan tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân tích: 'Các công ty dược và doanh nhân đầu tư vào năng lực sản xuất hàng loạt vaccine có mục tiêu vì lợi ích của thế giới đồng thời vì thành công kinh doanh. Đây là hình mẫu tất cả các bên cùng có lợi'.

Nhưng các chuyên gia cũng đề cập rằng vaccine COVID-19 khó có thể sớm phổ biến rộng rãi trên thị trường.

Ông Poonawalla thừa nhận việc sản xuất số lượng lớn vaccine cần phải có thời gian, nhiều thử nghiệm trước khi chính thức đưa ra thị trường. Ông nhấn mạnh kỳ vọng trong vòng 2 năm có thể sản xuất được vaccine COVID-19 an toàn và hiệu quả.

Nguồn: tuoitre.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com