Lao động đến làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp - Ảnh: A LỘC
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai, từ đầu năm tới nay, gần 50.000 lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, hơn 45.000 người đã có quyết định hưởng TCTN với số tiền gần 1 tỉ đồng.
Ghi nhận tại phòng bảo hiểm thất nghiệp, hàng chục người cầm hồ sơ trên tay liên tục ra vào căn phòng này. Khoảng 10 nhân viên trong phòng luôn trong tình trạng làm việc hết công suất.
Bà Nguyễn Thị Kim Thùy - phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai - cho biết lượng người làm thủ tục hưởng TCTN năm nay tăng bình quân 30% so với năm trước. Cá biệt, từ tháng 5 đến tháng 8 tăng đến 50% so với cùng kỳ 2019.
Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên đã cho lao động nghỉ việc, hầu hết trong đó là lao động phổ thông. Do lượng người đến đăng ký hưởng TCTN quá đông không xử lý kịp nên nhiều người đã đã bức xúc, phản ứng gay gắt với nhân viên trung tâm.
Trước tình trạng "quá tải" này, nhân viên trung tâm phải làm thêm giờ liên tục, hầu như không nghỉ trưa và làm đến 18h mới nghỉ. Trung bình mỗi ngày một nhân viên tiếp nhận và giải quyết cho 50-60 hồ sơ. Thậm chí các ngày thứ bảy, chủ nhật vẫn phải vô trung tâm nhập hồ sơ.
Nhân viên phòng bảo hiểm thất nghiệp Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Nai hướng dẫn người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp - Ảnh: A LỘC
"Ngày thường chỉ nhận hồ sơ, không kịp nhập lên máy nên thứ bảy, chủ nhật phải vào cơ quan nhập thông tin và ban hành quyết định hưởng TCTN cho người lao động" - bà Thùy giải thích.
Ngoài ra, theo bà Thùy, để xử lý hết các hồ sơ cho người lao động, trung tâm phải huy động nhân viên từ các phòng ban khác đến hỗ trợ phòng bảo hiểm thất nghiệp về công tác hướng dẫn lao động đăng ký mẫu đơn, kiểm tra sơ bộ hồ sơ ban đầu… Kể cả lãnh đạo cũng phải thường xuyên xuống hỗ trợ.
Cũng theo bà Thùy, hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hết sức khó lường, nhiều doanh nghiệp khó khăn về đơn hàng, xuất khẩu có thể phải dừng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, dự kiến từ nay đến cuối năm, lượng lao động đến làm thủ tục nhận TCTN sẽ tăng từ 30% trở lên.
Mặt khác, bà Thùy thừa nhận nhiều người lao động không chịu tìm việc làm ngay mà có tâm lý đợi hưởng hết bảo hiểm thất nghiệp mới tìm việc mới. Điều này không chỉ tăng gánh nặng cho xã hội mà còn khiến thu nhập của chính lao động giảm sút.
"Người lao động cần tìm hiểu kỹ về bảo hiểm thất nghiệp cũng như BHXH và BHYT nói chung. Khi tham gia những chế độ đó thì không hưởng lúc này sẽ hưởng lúc khác. Khoảng thời gian này còn sức khỏe thì nên kiếm việc làm, để dành nguồn hỗ trợ này về sau sử dụng" - bà Thùy nói.
Nguồn: tuoitre.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...
Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16
Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...
TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...
Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...
Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...
Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...
Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...
Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...