THÔNG TIN SƯU TẦM

Kháng thể nCoV chỉ tồn tại vài tháng


Nghiên cứu được công bố vào trung tuần tháng 7, cho thấy bệnh nhân khỏi Covid-19 có thể bị mất đáp ứng miễn dịch đối với căn bệnh và tái nhiễm trong vòng một vài tháng.

Trên thực tế, khi cơ thể gặp phải tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài, hệ miễn dịch sẽ sản sinh kháng thể nhằm tiêu diệt mầm bệnh (kháng nguyên). Mỗi kháng thể chỉ có khả năng loại bỏ một kháng nguyên nhất định.

Thông thường, nếu một người có đủ lượng kháng thể trong máu, họ đủ sức chống chọi các tác nhân nhiễm trùng, hay nói cách khác là có khả năng miễn dịch với chúng. Tuy nhiên, nghiên cứu từ Học viện Hoàng gia Anh lại chỉ ra rằng đáp ứng miễn dịch đối với một số loại virus không phải là vĩnh viễn. Trong trường hợp nhiễm nCoV, khả năng miễn dịch chỉ có thể tồn tại trong vòng vài tháng.

Để chứng minh điều này, các chuyên đã gia xác định lượng kháng thể trong máu của hơn 90 bệnh nhân và sự thay đổi của chúng theo thời gian. Xét nghiệm máu cho thấy đáp ứng miễn dịch đối với nCoV có thể xảy ra ngay cả ở những bệnh nhân với triệu chứng nhẹ.


Khoảng 60% số người mắc Covid-19 có đáp ứng miễn dịch tốt và hiệu quả trong vòng vài tuần sau khi nhiễm virus. Tuy nhiên, sau ba tháng, chỉ 16,7% trong đó duy trì được nồng độ kháng thể kháng Covid-19 cao.Các nhà khoa học cũng không tìm thấy kháng thể trong máu ở nhiều bệnh nhân trong nhóm đối tượng nghiên cứu.

Các chuyên gia cho rằng kết quả này có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn tiếp theo của chính phủ các nước, bao gồm cả cách mà họ tài trợ và tổ chức các nghiên cứu về vaccine.

Giáo sư Lawrence Young, chuyên ngành Ung thư học Phân tử, Đại học Warwick, cho rằng: "Đây là một nghiên cứu quan trọng, nhằm xác định động lực dài hạn của đáp ứng miễn dịch từ kháng thể đối với nCoV. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh sự cấp thiết trong việc tìm hiểu cơ chế đáp ứng miễn dịch một cách toàn diện, hiệu quả nếu chúng ta có ý định sản xuất vaccine phòng ngừa Covid-19."

James Gill, giảng viên lâm sàng danh dự thuộc trường Y khoa Warwick, cho rằng nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của việc tiếp tục các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus, đặc biệt là trong thời điểm bắt đầu mùa nghỉ lễ tại châu Âu.

"Kể cả những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm máu dương tính với kháng thể, đặc biệt là người có nguy cơ phải đi qua vùng lưu hành dịch, vẫn nên tiếp tục cảnh giác, thực hiện giãn cách xã hội và sử dụng khẩu trang phù hợp", ông Grill nhận định.

Nguồn: vnexpress.net
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com