THÔNG TIN SƯU TẦM

Đi máy bay thời Covid-19: Cân nhắc giữa rủi ro bị nhiễm và lợi ích công việc


Nếu quyết định đi du lịch bằng máy bay, tỉ lệ bạn có thể bị lây nhiễm Covid-19 trên máy bay khá thấp dù rằng không gian cabin khép kín và đông người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là di chuyển bằng máy bay sẽ an toàn. Vấn đề chính hiện nay là cần cân nhắc tỉ lệ giữa rủi ro và lợi ích. Chẳng hạn, rủi ro lây nhiễm từ một chuyến bay là khá thấp so với lợi ích công việc, đủ để chúng ta cảm thấy thoải mái để bước lên máy bay.


Các tiện nghi của các chuyến bay ngày càng bị cắt giảm, ngay cả ở khoang thương gia và hạng nhất: không có báo giấy, không có suất ăn nóng và hành khách phải tuân theo hướng dẫn của tiếp viên khi sử dụng nhà vệ sinh trên máy bay. Ảnh: PA Images


Tỉ lệ rất thấp…

Arnold Barnett, giáo sư khoa học quản lý tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), đã cố gắng xác định tỉ lệ lây nhiễm của Covid-19 trên một chuyến bay. Các tính toán của ông đã bao quát rất nhiều yếu tố, như tỉ lệ bị xếp ngồi gần một người nào đó đang trong giai đoạn lây nhiễm, khả năng bảo vệ thành công của khẩu trang hay tấm che mặt và cách không khí liên tục được lọc sạch và thay mới trong khoang cabin của máy bay.

Kết quả chưa qua bình duyệt (peer review) mà Barnett đưa ra là tỉ lệ lây nhiễm Covid-19 trên một chuyến bay dài hai tiếng là khoảng 1/4.300, tức là trung bình cứ khoảng 4.300 hành khách – tức là tương đương 20 chiếc A321 chở đầy khách – thì sẽ có một khách có khả năng bị lây nhiễm. Tuy vậy, tỉ lệ lây nhiễm sẽ giảm đi phân nửa, xuống còn 1/7.700 nếu các hãng bay để hàng ghế giữa trống trên các chuyến bay. 

Ông cũng cho biết thêm, tỉ lệ tử vong của một trường hợp lây nhiễm Covid-19 trên chuyến bay còn thấp nữa - từ 1/400.000 đến 1/600.000, tùy thuộc vào độ tuổi và các yếu tố rủi ro khác. Tức là tỉ lệ tử vong chỉ 1% trên các ca nhiễm – rất thấp so với tỉ lệ tử vong các ca nhiễm Covid-19 khác trên mặt đất.

Mặc dù những con số này là khá thấp, nhưng giáo sư Barnett nói rằng vẫn là cao hơn nhiều so với tỉ lệ xảy ra tai nạn chết người của một chuyến bay, một tai nạn trên 34 triệu lượt khách – tức gấp 60 lần. Vị giáo sư này nói ông sẽ không ưu tiên sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển bởi độ tuổi 72 của ông có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường nếu mắc phải Covid-19.

Chuyên gia dịch tễ vẫn thận trọng

Một khảo sát của tờ Boston Globe cho thấy: Trong số 15 nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm được báo này phỏng vấn, thì đến 13 người đã trả lời rằng họ sẽ không bay vào thời điểm hiện tại.

Giáo sư ngành sinh học Erin Bromage thuộc Đại học Massachusetts, cho biết ông vẫn đang bay mỗi tuần cho công việc tư vấn tại các tòa án của liên bang, tiểu bang và khu vực về cách giảm thiểu rủi ro khi mở cửa văn phòng trở lại.

Trong khi đa số các chuyên gia đang áp dụng những biện pháp hạn chế rủi ro một cách tuyệt đối, thì Bromage vẫn đang cố gắng tìm ra một giải pháp hợp lý hơn trong việc giảm nguy cơ lây nhiễm. Sử dụng nền tảng về cơ khí công nghiệp và đào tạo phi công của mình trong quá khứ, Bromage cho biết rằng hệ thống trao đổi không khí của máy bay là tốt hơn nhiều so với bệnh viện, vì không khí trong cabin được thay mới hoàn toàn 30 lần mỗi giờ.

Tuy nhiên, ông cũng đồng tình với Barnett rằng các hành khách vẫn có thể bị lây nhiễm từ những người ngồi gần xung quanh. Ông và Barnett đều đề nghị các hành khách nên chọn những hãng hàng không có biện pháp hạn chế để trống ghế giữa trên các chuyến bay, như Jet Blue, vì điều này sẽ giúp giảm tải nguy cơ lây nhiễm.
 

Hành khách chuẩn bị lên máy bay của Tigerair Taiwan được kiểm tra thân nhiệt ở sân bay Narita, Nhật Bản. Ảnh: Nikkei


Sống chung với Covid-19

Dữ liệu thực từ các chuyến bay cũng cho thấy tín hiệu lạc quan. Australia đã sử dụng tính năng theo dõi tiếp xúc để giám sát sự lây truyền của Covid-19 trên hàng trăm chuyến bay. Họ phát hiện ra rằng mặc dù đã có những người bị nhiễm bệnh lên máy bay, nhưng lại không có ai khác bị lây bệnh trên máy bay từ những người này.

Hiện trên toàn cầu đã có một vài ca lây nhiễm lẻ có liên quan đến các chuyến bay, nhưng hoàn toàn không có đợt bùng phát lây nhiễm diện rộng nào. Và ngay cả các hãng bay khi đề cập đến vấn đề giãn cách lại có ý kiến khác nhau. “Nếu thế giá vé máy bay sẽ tăng chín lần so với giá bình thường”, CEO Qantas Alan Joyce phát biểu vào tháng 4-2020 khi đề cập việc các hãng buộc phải thực hiện giãn cách tối thiểu là 2 mét trên máy bay.

Nếu chúng ta phải tiếp tục chung sống với dịch bệnh này trong nhiều tháng tới, thì chúng ta cần phải tách riêng các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm thấp khỏi các hoạt động có nguy cơ cao. Chỉ bằng cách bớt lo lắng về phần an toàn hơn của một chuyến đi - là chuyến bay - thì chúng ta có thể chú ý kỹ hơn đến các rủi ro tiềm ẩn, như đám đông và dòng người chật cứng tại sân bay.

Tuy vậy, cả hai chuyên gia đều nói rằng các biện pháp phòng ngừa như rửa tay bằng cồn, đeo khẩu trang ở mọi nơi, giữ khoảng cách ở sân bay và nếu cảm thấy bất an thì tự cách ly trước vẫn đóng vai trò quan trọng. “Nhưng trong giai đoạn phải sống chung với Covid-19 như hiện nay, việc xác định rõ ràng tỉ lệ rủi ro của các hoạt động đi lại và sinh hoạt giúp mọi người ý thức hơn và nền kinh tế - xã hội vẫn tiếp tục vận hành” - cả hai chuyên gia cùng nhận xét.

Trong quá khứ, sau khi hoàn tất công việc cố vấn của mình thì Bromage sẽ ăn tối cùng với các đồng nghiệp. Nhưng bây giờ, ông chỉ có thể trở về phòng khách sạn của mình vì lý do dịch bệnh. “Điều này khá cô đơn, tẻ nhạt”, ông nói.

Nguồn: thesaigontimes.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com