Mặc dù các nghiên cứu trước đây cho thấy hàng hóa, thực phẩm xuất - nhập khẩu không lây lan dịch bệnh Covid-19, nhưng điều này vẫn không đủ xóa đi nỗi lo của người dân.
Dù các chuyên gia cho rằng chưa có bằng chứng Covid-19 lây lan qua thực phẩm nhưng vẫn còn nhiều lo ngại. REUTERS
Theo tờ South China Morning Post, hai thành phố lớn tại Trung Quốc gần đây đã liên tục phát hiện dấu hiệu vi rút gây Covid-19 trên thực phẩm đông lạnh nhập khẩu từ Brazil. Điều này làm dấy lên nghi vấn về nguyên nhân tái bùng dịch tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Đại Liên của Trung Quốc.
Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng Covid-19 có thể lây lan qua hàng hóa, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa như cấm nhập khẩu hàng đông lạnh từ các vùng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch tới Hồng Kông và thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt tất cả các thực phẩm nhập khẩu.
Theo Bloomberg ngày 19.8, WHO cho biết việc virus và vi khuẩn có thể tồn tại trên thức ăn là vấn đề khá phổ biến. Tổ chức này cho hay, cứ 10 người ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn thì có 1 người bị bệnh, đây là nguyên nhân của 420.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới. Các bệnh phổ biến nhất là tiêu chảy, viêm dạ dày và đường ruột.
Tuy nhiên, tiến sĩ C. Brandon Ogbunu, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Yale (Mỹ) cho biết: “Việc tìm thấy dấu hiệu của Covid-19 trên thực phẩm đông lạnh không liên quan gì đến việc lây lan dịch bệnh trên diện rộng, đó có thể chỉ là dấu vết sót lại cho thấy virus đã từng tồn tại trên hàng hóa đó”, theo tờ The New York Times.
Bloomberg dẫn lời ông Benjamin Cowling, trưởng khoa Dịch tễ học và Thống kê sinh học tại Đại học Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết: “Chúng ta biết rằng virus có thể tồn tại trong điều kiện đông lạnh. Vì vậy theo lý thuyết thì việc lây nhiễm có thể xảy ra. Nhưng trong thực tế, tỷ lệ lây nhiễm là rất thấp bởi vì để bị nhiễm bệnh, cần phải qua rất nhiều bước”. Vi khuẩn phải còn khả năng lây nhiễm sau khi bị đông lạnh, rã đông và người bệnh phải chạm tay vào bề mặt nhiễm khuẩn cũng như đưa tay lên mặt khi chưa rửa tay.
“Về mặt lý thuyết thì điều này là khả thi”, theo ông Takeshi Kasai, giám đốc điều hành của WHO tại Tây Thái Bình Dương, phát biểu trong cuộc họp trực tuyến ngày 18.8. “Nhưng cho tới hiện nay, những quan sát và nghiên cứu trong 7 tháng đại dịch vừa qua cho thấy việc lây nhiễm rất khó xảy ra”, ông nói thêm.
Nguồn: thanhnien.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...
Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16
Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...
TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...
Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...
Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...
Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...
Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...
Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...