THÔNG TIN SƯU TẦM

Chuyện gì xảy ra nếu không tìm ra vắcxin COVID-19?


Những nhận định chuyên môn của tiến sĩ William Haseltine, chủ tịch tổ chức học giả ACCESS Health International, đưa ra cái nhìn rõ hơn về giai đoạn tiếp theo của đại dịch COVID-19, về khả năng tìm ra thuốc hoặc vắcxin:

Thế giới đang trông chờ vào loại vắcxin phòng COVID-19 hiệu quả để trở lại bình thường như trước - Ảnh: REUTERS

Rất nhiều hi vọng đang đặt vào khả năng tìm ra vắcxin phòng COVID-19 vào cuối năm nay. Tuy nhiên, phải thừa nhận việc vượt qua rào cản kỹ thuật để tạo ra một loại vắcxin hiệu quả và an toàn cho phần đông dân số không phải chuyện dễ dàng.

Nếu muốn có vắcxin vào cuối năm, mọi công đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm cần phải diễn ra suôn sẻ và hoàn hảo. Từ kinh nghiệm riêng tôi có thể nói điều đó vô cùng hiếm.

Vắcxin không phải là tấm khiên cản virus xâm nhập cơ thể. Nó chỉ "huấn luyện" cho cơ thể nhanh chóng kích hoạt miễn dịch trước một tác nhân lạ từ bên ngoài. Phản ứng nhanh giúp tống tháo virus khỏi cơ thể trước khi nó kịp gây hại.

Nhưng trong trường hợp COVID-19, nghiên cứu phát hiện rằng không phải ai nhiễm virus cũng đều sản sinh ra loại kháng thể vô hiệu hoá cần thiết, và càng ít người có được kháng thể này ở mức cao.

Sau gần 60 năm nghiên cứu họ virus corona, chúng tôi nhận thấy nếu hệ miễn dịch có thể quét sạch virus, thì nhiều khả năng virus có thể xâm nhập trở lại và gây bệnh.

Trong hơn 100 loại vắcxin đang phát triển, những loại thử nghiệm trên linh trưởng không ngăn được lây nhiễm qua đường mũi, mặc dù có một loại ngăn được virus lan đến phổi - cơ quan bị ảnh hưởng nặng nhất. 

Nhưng do COVID-19 tiến triển trên khỉ khác với người, khó mà biết vắcxin sẽ hiệu quả đến đâu.

Chúng tôi biết một số loại vắcxin đang thử nghiệm lâm sàng trên người đã gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Điều này có lẽ do một số thành phần (gọi chung là tá dược) quá mạnh được bổ sung vào vắcxin nhằm kích hoạt hệ miễn dịch.

Tá dược giúp vắcxin hiệu quả hơn, nhưng nếu nó khiến bệnh nhân trẻ, khoẻ tham gia thử nghiệm phải nhập viện vì sốt, ngất xỉu... thì thử tưởng tượng những người đau yếu hơn, có bệnh nền sẽ ra sao? Chưa kể người lớn tuổi có thể phải tiêm nhiều lần.

Con người sẽ phải học cách sống chung với COVID-19 trong một khoảng thời gian nữa - Ảnh: REUTERS

Trong khi chưa có vắcxin, vẫn còn hi vọng về một loại thuốc đặc trị COVID-19. Nó sẽ giúp chúng ta vượt qua những ngày khủng hoảng này, cùng với khẩu trang, nước rửa tay, giãn cách, để chờ đợi ngày có vắcxin.

Các nghiên cứu gần đây phát hiện 2 nhóm thuốc khá triển vọng.

Một nhóm là thuốc kháng virus có công dụng ngăn virus nhân bản. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science tháng 6, các nhà khoa học công bố 2 loại thuốc có thể ức chế enzyme sinh sản của virus SARS-CoV-2, một loại có tiềm năng hơn sắp được thử nghiệm trên người sau khi kết quả trên chó và chuột cho thấy hiệu quả tốt và không có tác dụng phụ.

Nhóm thuốc thứ 2 là kháng thể đơn dòng - tức kháng thể tạo ra trong phòng thí nghiệm có tác dụng ức chế gai của virus SARS-CoV-2, không để chúng bám vào thụ thể ACE2 trong cơ thể người. Một nhóm khoa học khác đã phát hiện 2 loại kháng thể phù hợp cho dòng thuốc này.

Mới tuần này, một loại thuốc chứa hỗn hợp kháng thể đơn dòng đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối ở Mỹ trên 2.000 người. Kết quả sẽ cho thấy liệu nó có giúp ngăn lây nhiễm, hoặc chữa trị được cho bệnh nhân COVID-19 giai đoạn sớm hay không.

Cũng giống vắcxin, thuốc đặc trị COVID-19 cũng cần thời gian thử nghiệm để chứng minh hiệu quả và tính an toàn, nhưng thời gian thử nghiệm thuốc ngắn hơn so với vắcxin. Các bác sĩ có thể nhận biết lượng virus trong cơ thể bệnh nhân thay đổi ra sao chỉ trong vài ngày.

Con đường tìm ra vắcxin có thể dài và khó hơn hơn mong đợi, nhưng chúng ta có thể nắm trong tay thuốc đặc trị sớm nhất vào đầu năm 2021. Nó sẽ giúp bảo vệ nhóm dân số dễ bị tổn thương, hoặc thậm chí điều trị cho bệnh nhân đã nhiễm.

Khoa học sẽ cứu rỗi nhân loại, nhưng trước đó chúng ta cần làm mọi cách để giảm thiểu những mất mát không cần thiết, như mang khẩu trang hoặc giãn cách.

Nguồn: tuoitre.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com