Người bệnh ung thư, đặc biệt ung thư phổi, nguy cơ cao bị nCoV tấn công và diễn biến nặng nếu mắc Covid-19, nên cần chủ động phòng ngừa.
Bác sĩ Phạm Văn Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người có bệnh nền thường suy giảm hệ miễn dịch, nếu nhiễm nCoV sẽ không đủ khả năng để kìm hãm sự phát triển của virus khiến chúng tăng nhanh về số lượng và gây tổn thương các cơ quan khác. Bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc vừa kết thúc đợt điều trị hóa chất, xạ trị, phẫu thuật... càng dễ bị tấn công.
Người bệnh ung thư nhiễm nCoV sẽ ảnh hưởng đến liệu trình điều trị, diễn biến bệnh càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn càng muộn, sức khỏe càng yếu, hệ miễn dịch càng giảm suy giảm, thì nguy cơ nhiễm nCoV và diễn tiến nặng càng cao.
Covid-19 gây ho sốt, nên bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật, vào hóa chất... nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng hơn.
"Do vậy, tăng cường hệ miễn dịch, bảo đảm bệnh nhân ung thư hồi phục sau điều trị và tránh các nguồn lây nhiễm trong giai đoạn dịch bùng phát, vô cùng quan trọng", bác sĩ Thái nhấn mạnh.
Bác sĩ cho biết, các phương pháp dự phòng Covid-19 đối với bệnh nhân ung thư không có nhiều khác biệt so với người bình thường. Song, người bệnh ung thư cần lưu ý và thận trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của Bộ Y tế một cách triệt để, nghiêm ngặt hơn như luôn đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, giãn cách với người xung quanh....
Người có biểu hiện mệt mỏi, sút cân, dấu hiệu bất thường khác, nên chủ động đến bệnh viện khám tầm soát ung thư, tránh tâm lý "ngại dịch" mà bỏ qua thời điểm vàng.
Người bệnh có dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ. Nếu có các biểu hiện ho, sốt, khó thở, đến kiểm tra tại khu khám sàng lọc Covid -19 của bệnh viện.
Người bệnh ung thư đã điều trị ổn định, không có dấu hiệu bất thường, đến lịch tái khám, có thể trao đổi với bác sĩ để xếp ngày khám phù hợp, cấp thuốc và hẹn tái khám hợp lý.
Bác sĩ tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đang đi buồng, kiểm tra sức khỏe bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Các bệnh viện sàng lọc Covid-19 với tất cả nhân viên y tế, người bệnh, người nhà, bằng cách phân luồng khám, cách ly nghi nhiễm, đo thân nhiệt hàng ngày... Kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân.
Nguồn: vnexpress.net
Sưu tầm: Kiều My - Marketing
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...
Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16
Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...
Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...
TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...
Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...
Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...
Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...
Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...
Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...