THÔNG TIN SƯU TẦM

6 cách bảo vệ sức khỏe tinh thần giữa tâm dịch Covid-19


 

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều người trở nên vô cùng lo lắng và thậm chí dẫn đến hoảng loạn. Áp dụng cách bảo vệ sức khỏe tinh thần giữa “tâm dịch” Covid-19 sẽ giúp bạn phần nào bớt áp lực, nhẹ nhõm và bình tĩnh hơn. 

1. Nói chuyện với bạn bè, người thân những người bạn cảm thấy tin tưởng và an toàn

Với những người hướng nội, việc bị cách ly vì Covid-19 tại nhà sẽ khiến họ có xu hướng tự cô lập với những người xung quanh. Tuy nhiên, khi ở giữa tâm dịch, trong tình trạng mọi người đều hoảng loạn thì đây hoàn toàn không phải là một khoảng thời gian khiến bạn có thể vui vẻ và thoải mái.

Thật bình thường khi bạn có những cảm xúc tiêu cực từ sợ hãi đến buồn bã, bối rối. Vì thế, việc ngưng trò chuyện và tiếp xúc với người khác không phải là ý hay. Nếu có thể, bạn hãy duy trì việc nhắn tin hoặc gọi video call/facetime với người thân, bạn bè, những người mà bạn cảm thấy an toàn và tin tưởng.

Luôn tìm cách động viên, cổ vũ nhau, không xa lánh nếu ai đó lỡ mắc bệnh. Điều này không những giúp bạn mà còn có thể giúp những người xung quanh vượt qua cơn khủng hoảng này. 

Hoặc nếu biết ai đó đang phải một mình và có nhiều nguy cơ mắc bệnh, hãy gọi ngay cho họ và hỏi tình hình thế nào. Hãy chắc chắn rằng giữa đại dịch này, không ai bị bỏ lại phía sau.

2. Duy trì một cuộc sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý

Nếu chẳng may phải ở nhà, hãy đảm bảo rằng bạn đã có đầy đủ các loại thực phẩm khác nhau thay vì chỉ toàn là mì gói. Đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp bạn ăn ngon miệng, tinh thần phấn chấn và gia tăng miễn dịch.

Ngoài ra, hãy lên một kế hoạch thật hợp lý cho việc ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc từ xa (nếu có). Đồng thời, không bao giờ quên việc phải vận động, tập thể dục tại chỗ thật nhiều để gia tăng sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. 

Hơn nữa, hãy lên kế hoạch dọn dẹp căn nhà hoặc căn phòng nhỏ của bạn. Vì nếu phải ở trong một không gian hẹp trong một thời gian dài thì chắc chắn bạn sẽ không muốn căn phòng của mình bị dơ hoặc bừa bộn đúng không nào?

Chia ra thành từng phần nhỏ để dọn dẹp và chà rửa sẽ khiến bạn bớt cảm thấy áp lực khi tập trung vào một điều gì đó. Đồng thời, phân loại những vật dụng không còn cần thiết để tối giản mọi thứ, khiến mọi thứ thật sạch sẽ và gọn gàng. 

3. Không sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia để cân bằng cảm xúc của bản thân

Một số người sẽ chọn cách tìm đến thuốc lá hoặc rượu bia để đương đầu với những cảm xúc tiêu cực nhưng đây là điều hoàn toàn không nên. Uống rượu hoặc thuốc lá chỉ làm bạn hưng phấn một thời gian ngắn và có hại đến sức khỏe của bạn, nên đây không phải là một cách lâu dài.

Muốn vượt qua stress giữa tâm dịch Covid-19, bạn phải học cách đương đầu với nó và tìm cách tự vực dậy. Nhớ lại những ký ức về sự căng thẳng trước kia và cách mà bạn đã vượt qua nó để biết rằng đối với lần này, bạn cũng sẽ ổn và vượt qua thôi!

4. Biết cách chọn lọc thông tin

Internet phát triển khiến thời đại chúng ta đang sống là thời đại của sự bùng nổ thông tin. Hàng ngày, khi bị nhồi nhét quá nhiều thông tin có thật, có giả sẽ khiến bạn cảm thấy hoảng loạn hơn bao giờ hết.

Vì thế, hãy là một người dùng mạng thông minh để chỉ tiếp nhận những nguồn thông tin chính thống, những lời khuyên y tế từ các cơ quan báo chí uy tín, được cấp giấy phép hoạt động.

Điều này chẳng những giúp bạn giảm căng thẳng mà cũng đồng thời giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong công việc của họ. Những người đang ngày ngày phải làm việc cật lực để dịch không lan đến bạn. Nên hãy chung tay thực hiện từ những điều nhỏ nhất như thế, bạn nhé!

5. Hạn chế kích động hoặc hoảng loạn quá mức cần thiết

Ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch Covid-19, có một cơn phát cuồng mua sắm và tích trữ đang xảy ra, điều này khiến nguồn cung khan hiếm, giá cả hàng hóa cũng tăng lên chóng mặt, gây khó khăn nhiều cho công tác quản lý, dễ dẫn đến rối loạn xã hội.

Mua vừa đủ nhu cầu nhu yếu phẩm, vừa đủ khẩu trang và nước rửa tay, tránh tâm lý hùa theo đám đông, giữ tâm lý bình tĩnh, sáng suốt sẽ giúp bạn và mọi người vượt qua đại dịch này. 

6. Tìm kiếm nhân viên y tế hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần nếu bạn thấy bản thân không đủ sức đương đầu

Điều cuối cùng, khi cảm thấy không được khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế để có được sự chăm sóc tốt nhất. Trong điều kiện lý tưởng có thể bạn sẽ vượt qua cơn đại dịch Covid-19 này một mình nhưng nếu không thể, hãy mạnh dạn báo cho ai đó biết và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Hiện nay, rất nhiều nhà trị liệu tâm lý sẵn sàng tư vấn trực tuyến cho bạn. Và hãy chắc chắn rằng bạn sẽ biết trong tình huống nào nên gọi vào số điện thoại nào! Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ, bạn nhé!

 

Nguồn: youmed.vn

Sưu tầm: Mộng Vi – P. Kế Toán

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com