THÔNG TIN SƯU TẦM

10 bài học kinh nghiệm của Việt Nam qua 3 đợt chống dịch Covid-19


PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), đã khẳng định điều này tại Hội nghị trực tuyến Đảm bảo An toàn Phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh.


Nhân viên y tế và lực lượng cơ động, công an giám sát công tác phong tỏa Bệnh viện Đà Nẵng: Hoàng Giám.

4 thành công

Theo PGS Khuê, tính đến ngày 1/10, Việt Nam ghi nhận 1.095 ca mắc Covid-19. Đại dịch Covid-19 tác động vào Việt Nam qua 3 giai đoạn. Trong đợt bùng phát đầu tiên từ ngày 22/1 đến 25/2, cả nước ghi nhận 16 ca mắc Covid-19, không có lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Đợt 2 kéo dài từ đầu tháng 3 đến ngày 16/4 với 399 ca mắc Covid-19 được ghi nhận, trong đó, 2 người là nhân viên y tế. Đáng chú ý, BN19 phải thở máy, can thiệp ECMO đã được chữa khỏi. Ca bệnh nặng nhất là BN91 - nam phi công người Anh - hồi phục kỳ diệu, trở về nước an toàn.

Đợt bùng phát mới đây tại Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 25/7 - thời điểm ghi nhận BN416. Sau đó, Việt Nam ghi nhận thêm 658 người lây nhiễm trong cộng đồng. Trong đó, 40 người là nhân viên y tế, 39 người tử vong.

Nhìn lại cuộc chiến chống đại dịch của Việt Nam qua 3 giai đoạn, PGS Khuê cho rằng chúng ta đã đạt một số thành công nhất định. Đó là những bằng chứng dễ nhận thấy từ số liệu đã được đưa ra.

Bốn thành công được nhắc đến là: Tỷ lệ điều trị khỏi cao; Tỷ lệ ca nặng, bệnh nền được chữa khỏi cao; Tỷ lệ tử vong thấp; Lây nhiễm chéo trong cơ sở khám, chữa bệnh thấp.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế. Ảnh: VGP.


10 bài học kinh nghiệm
-Bài học 1: Xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống theo cấp độ dịch

PGS Khuê phân loại tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam thành 5 cấp độ, gồm:

Cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xâm nhập

Cấp 2: Lây nhiễm thứ phát trong nước

Cấp 3: Lây lan trên 200 ca bệnh

Cấp 4: Lây trong cộng đồng từ 1.000-3.000 ca

Cấp 5: Trên 3.000 ca.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế luôn chỉ đạo sát việc đảm bảo chuyên môn, cơ sở vật chất, thuốc, phương tiện phòng hộ, vật tư tiêu hao…, tương ứng từng cấp độ của dịch bệnh.

- Bài học 2: Phương châm “4 tại chỗ” và phân tuyến điều trị

Với bài học này, PGS Khuê nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lồng ghép chặt chẽ giữa công tác dự phòng và khám chữa bệnh. Ngay từ đầu dịch, Bộ Y tế đã yêu cầu triệt để thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong điều trị Covid-19, gồm: Chỉ huy, lực lượng, cơ sở vật chất và hậu cần. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ chủ động từ các chuyên gia của bệnh viện tuyến trung ương.

54 cơ sở được phân công trở thành tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19. Hiện tại, 32 bệnh nhân điều trị tại 9 bệnh viện.

- Bài học 3: Thường xuyên xây dựng và cập nhật phác đồ điều trị

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 được Bộ Y tế cập nhật thường xuyên, đúc kết kinh nghiệm từ các vụ dịch trước cũng như kinh nghiệm quốc tế. Một số phương pháp điều trị được mở rộng như: Cho người bệnh nằm trong phòng thông thoáng; nghiên cứu thử nghiệm dùng thuốc kháng virus ức chế sao chép ngược và các thuốc kháng virus khác; sử dụng sớm Corticosteroids và áp dụng tiêu chuẩn xuất viện, theo dõi tại nhà.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng ban hành Hướng dẫn về phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh.

- Bài học 4: Ban hành đầy đủ quy định về trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao

Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản liên quan vấn đề này, tiêu biểu là quyết định số 941 và 1259. Các quyết định này kịp thời đáp ứng nhu cầu và tình hình thực tiễn tại các địa phương. Cơ số trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu và phương tiện phòng hộ cho cơ sở khám, chữa bệnh được đáp ứng.

- Bài học 5: Thiết lập hệ thống xét nghiệm ngay tại cơ sở khám, chữa bệnh

Hệ thống xét nghiệm khẳng định căn nguyên được thiết lập. Đơn vị này có chức năng thẩm mỹ và đánh giá năng lực của cơ sở thực hiện kỹ thuật rRT-PCR hoặc giải trình tư gene.

Bộ Y tế nhấn mạnh các đơn vị chưa đủ năng lực xét nghiệm rRT-PCR phải chủ động liên hệ nơi có điều kiện thực hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị này phải đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, nhân lực, sinh phẩm và báo cáo để thẩm định, công nhân năng lực xét nghiệm.


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra các thiết bị xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Ảnh: BVCC.


- Bài học 6: Rà soát nhân lực chuyên khoa Hồi sức tích cực và Truyền nhiễm

Qua số liệu tổng hợp từ 60 tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã thống kê lại số lượng nhân viên y tế chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Truyền nhiễm, Nhi khoa, Nội khoa và Điều dưỡng hồi sức. Qua đó, Bộ Y tế nắm được số liệu và huy động lực lượng phù hợp khi có tình huống dịch xảy ra.

- Bài học 7: Tăng cường đào tạo, bổ sung năng lực chuyên môn

Nhân viên y tế luôn được tập huấn các kỹ năng phòng, chống và điều trị bệnh nhân Covid-19 bằng trực tiếp lẫn trực tuyến.

- Bài học 8: Thành lập tổ cơ động và hỗ trợ thường xuyên cho địa phương

Bộ Y tế đã thành lập 51 tổ cơ động phản ứng nhanh, sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ cho các bệnh viện khi bắt đầu tiếp nhận ca bệnh xác định. Khi tình huống dịch xuất hiện, lực lượng này có vai trò hỗ trợ chuyên môn.

Dẫn chứng về 2 đợt dịch vừa qua, PGS Khuê cho biết trong đợt 2, Bộ Y tế đã cử đội cơ động tới Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội). Đoàn công tác của Bộ Y tế đến Bệnh viện Bạch Mai khi đơn vị này trở thành ổ dịch.

Trong đợt bùng phát Covid-19 tại Đà Nẵng, Quảng Nam, lực lượng lớn chưa từng thấy gồm các đội cơ động từ bệnh viện, sở y tế địa phương được tập hợp và hướng về “tâm dịch”. Tổng số bác sĩ được huy động để điều trị Covid-19 là 190 người, 84 điều dưỡng và 94 nhân viên xét nghiệm…

- Bài học 9: Sáng kiến thành lập Trung tâm trực tuyến hỗ trợ, điều trị Covid-19

Đây là bước đệm quan trọng trong việc thành lập các trung tâm chỉ huy của Bộ Y tế, Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam. Qua đó, bệnh viện lớn tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhất là các chuyên gia đầu ngành được tập hợp. Điều này góp phần hỗ trợ hội chẩn từ xa, tiên lượng, tư vấn giải pháp và điều trị kịp thời các trường hợp mắc Covid-19

- Bài học 10: Theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên để có văn bản chỉ đạo - Ban hành hướng dẫn thực hiện tiêu chí chất lượng bệnh viện an toàn.

Hướng dẫn này bao gồm các hạng mục như sàng lọc, phân luồng người bệnh, quản lý cách ly và điều trị, lập hồ sơ bệnh án, tình huống thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người nhiễm SARS-CoV-2, quản lý người bệnh sau xuất viện, nhân viên y tế và vệ sinh bệnh viện.

Tuy nhiên, PGS Khuê nhấn mạnh một số bệnh viện còn chủ quan trong việc phân luồng, sàng lọc nên xảy ra hiện tượng lây nhiễm, điển hình là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đà Nẵng.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. Bên cạnh đó, toàn lực lượng tăng cường công tác xét nghiệm trang thiết bị dự phòng, nâng cao năng lực chuyên môn…, để đối phó khi có hình huống dịch bùng phát.

Nguồn: zingnews.vn
Sưu tầm: Kiều My - Marketing

Tổng giám đốc WHO: Chưa thể loại trừ khả năng Covid-19 rò rỉ...

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15.7 cho biết vẫn còn quá...

Một tuần đi qua

Vậy là đã qua được một tuần cách ly toàn TP.HCM theo chỉ thị 16

Khổ vì giấy xét nghiệm Covid-19

Ngày 5.7, tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống...

TP.HCM đề xuất giám sát người cách ly tại nhà bằng thiết bị...

Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP.HCM về...

Không 'đóng cửa' nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM không đóng cửa hay phong tỏa nhưng sẽ kiểm soát chặt chẽ người ra vào...

TP.HCM: Chiến dịch tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 kết thúc hôm...

Tính đến hết ngày 29.6, TP.HCM đã tiêm trên 805.000 liều vắc xin Covid-19 trong...

Tại sao 'gánh' dịch, kinh tế vẫn tăng trưởng gấp ba cùng kỳ

Con số GDP 6 tháng tăng 5,64% khiến giới phân tích bất ngờ bởi 2 quý vừa qua,...

Đề nghị Astra Zeneca chuyển cho Việt Nam 10 triệu liều vaccine

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Công ty AstraZeneca tạo mọi điều kiện thuận...

Dịch Covid-19 lan mạnh: Không thi mà xét tốt nghiệp, trường ĐH...

Trước những mong muốn của thí sinh, phụ huynh tổ chức xét tốt nghiệp thay vì...

Dịch vẫn lan nhanh, TP.HCM cần thêm 'thuốc mới'?

Số ca nhiễm tại TP.HCM vẫn tăng lên, ở mức 3 con số mỗi ngày, dù đa số ở...

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam: Người dân TP.HCM hãy tuân...

Theo TS Kidong Park, vai trò của vắc xin trong việc kiểm soát ổ dịch cấp tính còn...

Copyright © 2021 sapuwa.com